Lỗi cơ bản thường gặp trong Content

Rất nhiều bạn khi viết Content thường “tặng kèm” từ  “KHÔNG” vào nhằm mục đích nhấn mạnh. Liệu đây có phải là ý tưởng hay??? Hãy cùng Project Media phân tích vấn đề này nhé.

loi co ban thuong gap trong content

Con người ta thường nghĩ mình tư duy logic, nhưng thực ra lại chẳng logic chút nào cả. Người ta tư duy theo một dòng tư tưởng nhất định, nghĩa là ở mỗi thời điểm, các Ý TƯỞNG sẽ xuất hiện trong đầu họ, và việc của chúng ta là lái ý tưởng của họ về Ý TƯỞNG MUA HÀNG

Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ đơn giản để các bạn dễ hiểu hơn nhé: Nếu bạn có con nhỏ, trước khi đi ra ngoài rời khỏi con, bạn nói “KHÔNG cho tay vào miệng nhé” thì sau khi bạn đi, nó sẽ cho tay vào miệng. Tại sao lại như vậy? Về vô thức con người  (dễ thấy ở trẻ nhỏ) chỉ tiếp nhận Ý TƯỞNG khẳng định “cho tay vào miệng” chứ không tiếp nhận ý tưởng phủ định “không cho tay vào miệng”. Thêm vào đó là tính hay quên của trẻ , nó sẽ bỏ luôn tay vào miệng, vì bạn đã GỢI Ý và GIEO Ý TƯỞNG cho nó bỏ tay vào miệng.

Khi con người ta trưởng thành hơn thì mới bắt đầu có tư duy logic (khẳng định, phủ định…), nhưng lại luôn luôn tư duy vô thức (ý tưởng) mạnh hơn. Khi bạn muốn bán một chiếc áo, bạn nói “Áo này vải xịn, không sợ nóng đâu” thì dòng tư duy  của khách như sau:

TRƯỚC:”Nên mua áo này không nhỉ? Cứ mua phát xem.”
SAU: “Nên mua áo này không nhỉ? Nóng à? Ờ có khi vải nóng thật. Nó nói như vậy chắc gì không nóng.”

Như vậy, đầu tiên khách hàng chưa hề nghĩ tới vải nóng, nhưng khi bạn thêm “không sợ nóng”, thì vô tình bạn đã GIEO Ý TƯỞNG “nóng” và đầu họ, làm họ tiếp tục suy nghĩ không quyết.

Thay vì vậy, bạn nên nói “Áo này vải xịn, rất mát.” Lúc này, ý tưởng gieo vào đầu họ là “mát” chứ không phải “nóng” nữa. Mà nói chung nếu không ai hỏi thì đừng nói luôn.

loi co ban thuong gap trong content

Tóm lại là đừng bắt họ suy nghĩ logic kiểu phủ định của phủ định của phủ định… vì kết quả phân tích khách hàng cho thấy họ lười nghĩ lắm, họ chỉ nhớ ý tưởng chốt mà thôi.

Nếu viết bài cho sản phẩm quần legging thì bạn đừng nói “không sợ chật”. Im lặng là tốt nhất. Nếu cần thiết nói thì hãy nói “vừa với mọi dáng người”.

Nói chung đừng viết quá nhiều ý tưởng để thuyết phục. Viết càng nhiều khách càng phải suy nghĩ. Mà suy nghĩ nhiều nghĩa là không đặt hàng.

MUỐN TRANH LUẬN THÌ DÙNG LOGIC. MUỐN THUYẾT PHỤC PHẢI DÙNG THUẬT GỢI Ý.