Facebook thay đổi thuật toán, đòn đau giáng vào nhà kinh doanh

Sau hội nghị F8, Facebook đã công bố về việc thay đổi thuật toán của mình, khiến cho rất nhiều doanh nghiệp cảm thấy lo lắng. Bài viết dưới đây Project Media sẽ nói về những sự thay đổi thuật toán Facebook, thuật toán tăng like fanpage cũng như phân tích xem liệu điều này có lợi hay bất lợi, và các doanh nghiệp phải làm sao để có thể thích nghi với nó.

Mục lục

3 sự thay đổi lớn về thuật toán hiển thị trên Facebook

  1. Nếu trước đây, người dùng sẽ chỉ thấy 1 bài đăng mới nhất từ 1 nguồn trên trang cá nhân thì bây giờ, bạn có thể xem được nhiều post trong cùng 1 thời điểm từ cùng 1 nguồn. 
  2. Facebook ưu tiên hiển thị bài viết từ bạn bè trên News Feed hơn là so với các bài viết từ Fanpage bạn Like.
  3. Một thay đổi lớn nữa là Facebook sẽ không hiển thị trên News Feed những bài đăng mà bạn bè của người dùng Like hay Comment nữa.

Bây giờ hãy cùng nhìn lại xem những thay đổi này từ đâu mà ra, mục đích sự thay đổi này là gì, chúng sẽ ảnh hưởng tới người bán hàng như thế nào, và làm sao để thích nghi với chúng.

Quan điểm của Facebook về News Feed

Mỗi một giây trôi qua sẽ có hàng ngàn câu chuyện được đưa lên Facebook.

Giám đốc Sản phẩm của Facebook – Chris Cox đã đưa ra quan điểm của họ: “Trong vô  vàn tin tức mới cập nhật, sẽ chỉ có 10 thông tin quan trọng nhất với bản thân mà bạn cần tiếp nhận. Và chúng tôi sẽ thay bạn làm điều này”.

Như vậy, Facebook liên tục thay đổi thuật toán của mình để người dùng có một trải nghiệm tốt nhất. Giờ đây, Facebook muốn người dùng tự điều chỉnh News Feed của mình, từ đó lọc ra những thông tin mà họ hứng thú nhất, thay vì việc bị phụ thuộc hoàn toàn vào thuật toán cứng nhắc lúc trước.

Người dùng xây dựng News Feed của riêng mình ra sao?

Facebook sẽ tự động đo lường sự thích thú của bạn đối với các bài đăng từ bạn bè và những Publisher mà bạn theo dõi. 

Facebook dựa trên sở thích và hành vi của người dùng, số lượt bấm “like” và “share”, và đặc biệt là thời gian bạn đọc câu chuyện đó. Và Facebook còn tính toán qua việc:

  1. Ai là Publisher: Bạn bè hay Page mà bạn tương tác thường xuyên sẽ có tần suất hiển thị nhiều hơn. Hơn nữa thì bạn bè được ưu tiên hơn là các FanPage.
  2. Loại bài đăng: Bạn hay tương tác với loại bài đăng nào, thì Facebook sẽ ưu tiên loại bài đăng đó
  3. Tương tác của bài viết: bài viết càng có nhiều tương tác thì càng có khả năng hiển thị với tần suất lớn lên News Feed.
  4. Thời điểm đăng bài: Tại thời điểm mà bài post được đăng lên, nếu càng có ít bài đăng cùng lúc, tỉ lệ cạnh tranh càng giảm, thì post càng dễ được hiển thị.
  5. Tính sự kiện của bài đăng: Facebook sẽ ưu tiên cho những bài đăng mang tính sự kiện. Ví dụ như bạn có công việc mới, hay là thay đổi tình trạng quan hệ… 

Facebook sẽ chấm điểm cho các yếu tố trên, rồi cộng số điểm đó lại, xếp thứ tự xuất hiện trên News Feed dựa theo số điểm đó.

Điều này sẽ gây khó khăn cho những thương hiệu trên Facebook, dù những Nội dung có hàng triệu like mà vẫn phải xếp sau bạn bè của người dùng.

Vậy giải pháp nào để các doanh nghiệp Marketing trên Facebook? Câu trả lời là cần tập trung tạo ra nội dung để tăng tương tác người dùng, và hạn chế những nội dung quảng cáo. Phải biết cách lồng ghép để người dùng phản hồi lại bài đăng của bạn, như vậy thì những câu chuyện của bạn mới có thể lên News Feed.

Facebook hỏi ý kiến người dùng ra sao?

Với những nội dung hấp dẫn, chắc chắn bạn sẽ tương tác. Tuy nhiên nếu như bạn thấy bạn thân của mình đăng bài buồn tẻ, hẳn bạn sẽ không tương tác, mà hỏi thăm họ. Vậy Facebook không có kết quả gì để tính điểm tương tác cho bạn và bạn thân. Nhưng Facebook vẫn còn có 2 vũ khí siêu lợi hại:

1. The Feed Quality Panel:

Facebook sẽ tập hợp khoảng 700 người dùng để sắp xếp News Feed theo thứ từ nhàm chán nhất cho đến thú vị nhất. Từ đó, Facebook sẽ xem xét liệu hệ thống thuật toán của mình đã dự đoán đúng sở thích, hành vi của người dùng chưa.

2. Online Survey:

Trung bình một ngày có khoảng 10.000 bản khảo sát được gửi với nội dung đơn giản là hỏi xem người dùng có thích những bài viết ở trên News Feed của họ hay không.

Và như vậy Facebook lại tiếp tục cố gắng đưa ra những trải nghiệm tuyệt vời hơn, và đặc biệt chú tâm tới việc để cho người dùng có thể tùy biến News Feed của mình.

Khi bạn theo dõi, bỏ theo dõi, ẩn tin của ai, là những nỗ lực của Facebook để giúp cho người dùng xây dựng lên một News Feed với những tin tức cần thiết.

Facebook cũng muốn người dùng biết cách lọc News Feed của mình bằng cách “Unfollow” những tin tức, nội dung không liên quan. Đối với những Publisher bạn quan tâm, bạn có thể bấm vào “See first” để tin tức của họ luôn hiện lên trên đầu News Feed.

Facebook tuyên bốrằng, họ sẽ để người dùng kiểm soát trải nghiệm News Feed của mình với những chức năng trên, thay vì bắt buộc họ phải đi theo lối thuật toán cứng ngắc ngày xưa.

Publisher nên làm gì với những thay đổi này?

Nếu bạn đang sử dụng Facebook như một Kênh Marketing/ Truyền thông thì phải nhớ kỹ 4 điều sau đây:

1. Headline hấp dẫn:

Phải luôn nhớ rằng Facebook đo thời gian người đọc dừng lại đọc bài post. Vì vậy, một Headline giật gân, gây shock đã hết thời. Bạn hãy sử dụng sức mạnh của ngôn từ để tạo ra những Headline hay, dễ đọc, và đồng thời chứa đựng sự hấp dẫn nhất của nội dung.

2. Hạn chế nội dung mang tính thương mại:

Những nội dung mang tính thương mại chắc chắn sẽ làm mọi người nhàm chán, và đừng quên là Facebook đang chấm điểm từng bài đăng của bạn. Nội dung đem tính thương mại trong post này sẽ khiến những bài đăng sau bị đứng chót trong trang cá nhân của người dùng. Đây cũng là cách mà Facebook bắt bạn trả tiền cho Quảng cáo nhiều hơn.

3. Luôn trải nghiệm:

Content hay đối với Publisher này nhưng chưa chắc đã đem lại hiệu quả cho các Publisher khác. Khách hàng của nhãn hàng này thích nội dung không có nghĩa là khách của nhãn hàng kia cũng như vậy. Vì vậy mà bạn phải thử hết các loại bài đăng, đồng thời đo lường kết quả phản hồi qua những bài đăng đó.

4. Sử dụng Audience Insight cùng một số công cụ đo lường:

Đọc kỹ số liệu, phân tích những dữ liệu là kỹ năng đo lường kết quả cơ bản nhất mà mọi Publisher nào cũng phải làm

Dùng Audience Optimization: nhắm tới mục tiêu bạn muốn hướng tới là công dụng của chức năng này.

Uplevo có khá nhiều công cụ để bạn thiết kế những sản phẩm cho riêng mình. Ví dụ như: Facebook Ads, Banner, Facebook Cover, Poster, Logo, Standee,…