Năm 2016 chính là cơ hội lớn cho toàn bộ những người làm TMĐT chiến trên Facbook :
– Sự hoàn thiện của Facebook dựa trên trải nghiệm của người sử dụng
– Hệ thống quảng cáo dần ổn định với độ tối ưu và chính xác cao
– Người dùng đã dần có thói quen mua hàng trên Facebook
– Facebook search ngày càng chính xác hơn, đang dần đại chiến với Google search
Như vậy, ta nên tập trung vào vấn đề gì?
Mục lục
PRODUCT IS KING, CONTENT IS QUEEN AND OPT IS PRINCE
* Product :
– Đừng nên quá tập trung vào việc tối ưu các mẫu quảng cáo, mà hãy tập trung vào sản phẩm, đó mới chính là cái quan trọng nhất. Khi đã tối ưu sản phẩm, hay nếu có sản phẩm đặc biệt, bạn viết như nào thì cũng bán được hết.
* Content :
Ta chỉ có 3s để khách hàng lướt qua và đọc quảng cáo của mình, nếu chiếm đc 3s đó thì đã nắm thành công 50% rồi, content thì cần chú ý :
– Hình ảnh là quan trọng nhất, cần đầu tư nhiều hơn (đẹp, độc, nhìn qua cũng hiểu mình bán cái gì, tóm gọn được thông điệp trong 1, 2 dòng)
– Giật title and sub title : hãy cho khách hàng 1 câu thôi, và câu đó phải là câu KHẲNG ĐỊNH về sản phẩm, thương hiệu hay lợi ích v..v… Phía dưới là những phần tương trợ cho title đó. Và phần quan trọng nhất là để khách ấn SEE MORE, nên khi sub title phải kích thích đúng chỗ và dừng đúng chữ see more.
* Opt :
Nhiều bạn vẫn hoang mang không biết cách tối ưu quảng cáo như thế nào. Rất đơn giản:
– Tương tác (ocpm): Phần này Facebook sẽ tối ưu sao cho có nhiều TƯƠNG TÁC nhất có thể ( gồm cả click), phù hợp với hồi reach cho các Page bán hàng, hoặc các phát triển page cộng đồng.
– CPC: Phần này lại tối ưu cho nhiều CLICK nhất có thể, rất phù hợp để bán hàng trực tiếp trên page. Nếu muốn đẩy đơn hàng thì nên đặt CPC
– CPM: phần này tối ưu cho nhiều HIỂN THỊ nhất có thể. Phù hợp với những ai làm Brand (nhận diện thương hiệu) or với tệp khách hàng cụ thể (Fan đã like page, đối tượng đã vào web) – Remarketing, Retargeting.
Để tối ưu quảng cáo thì những đối tượng đã like page, click web đơn giản rồi, không cần tính tới.
Với các đối tượng mới thì sao ? Các bước như sau :
1- Xác định mục tiêu quảng cáo, ngân sách để đưa ra phương án phù hợp
* Tiền nhiều, sản phẩm nhiều người dùng target rộng (10-20 triệu)
* Tiền ít, sản phẩm nhiều người dùng target bớt rộng hơn (1-2 triệu)
* Tiền ít, sản phẩm đặc thù target tương đối sát (100k-1triệu đối tượng)
2- Lên content, không cần chuẩn nhưng phải phù hợp với insight khách hàng.
Nên có nhiều hơn 2 post, có thể giống hoặc khác về nội dung nhưng các hình ảnh phải khác nhau.
3- Set quảng cáo, 1 chiến dịch nhưng chia ra nhiều nhóm quảng cáo để test. Vì sao ?
* Facebook hoạt động theo nguyên tắc nhóm nhỏ rồi lan rộng. Vì vậy nên nếu 1 nhóm quảng cáo hiệu quả thì tỷ lệ rất cao sau này nó sẽ chạy hiệu quả. Còn nếu nhóm quảng cáo từ đầu đã không hiệu quả thì về sau 90% sẽ không hiệu quả.
* Vì sao phải test, vì khi ta set 2 chiến dịch, dù giống nhau 100% từ content đến target thì CPC và HIỆU QUẢ vẫn khác nhau (ví dụ như cùng target tới đối tượng 18 tuổi, có khách thích sản phẩm của mình, có khách lại không thì thao tác click và mua hàng sẽ khác nhau). Và từ đó sẽ có cái hiệu quả, có cái lại không hiệu quả. Do vậy ta phải test nhiều nhóm quảng cáo để lựa chọn ra cái hiệu quả nhất, rồi tập trung ngân sách vào ads đó.
4- Liên tục theo dõi biến động chi phí hàng ngày
Thường thì 1 ads sau 1 thời gian giá sẽ tăng, khi đó nên dừng quảng cáo, tạo cái mới.
Lưu ý :
– Không nên chia theo từng độ tuổi để test, khi target rộng ra rồi đọc phân tích của Facebook khắc biết độ tuổi nào hiệu quả. (trừ một số mặt hàng đặc thù với độ tuổi thì target theo tuổi)
– Những tư vấn viên Facebook khuyên nên chỉ set 1 ads, nhưng Project Media khuyên các bạn không nên. Như vậy không khác gì bỏ hết trứng vào 1 giỏ.
– Chạy không hiệu quả thì phải đổi content, hình ảnh ngay. Đừng ngồi than thở facebook không hiệu quả, giá đắt các kiểu. Ảnh mà không hiệu quả thì đổi video, đổi tới khi nào hiệu quả thì thôi.