Bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải biết làm truyền thông marketing cho sản phẩm của mình. Vậy truyền thông là gì và vai trò của nó như thế nào đối với hiệu quả kinh doanh? Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ khái niệm và vai trò của hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp
Mục lục
Truyền thông là gì?
Bất kì một sản phẩm nào khi mới ra đời đa phần chưa có nhiều người biết tới. Để tăng nhận diện thương hiệu trong khách hàng thì doanh nghiệp cần phải làm truyền thông. Vậy truyền thông là gì? Hiểu một cách đơn giản thì:
“Truyền thông là việc truyền tải các thông điệp đến thị trường khách hàng mục tiêu bằng tất cả các phương tiện truyền thông khác nhau, gián tiếp hoặc trực tiếp”
Thông điệp ở đây bao gồm về giá trị của sản phẩm mang đến cho thị trường. Thông điệp này phải giúp khách hàng nhận được sự hiện diện của sản phẩm cũng như lợi ich của nó. Tùy từng mục tiêu và ngân sách, các phương tiện truyền thông có thể khác nhau nhằm truyền tải thông điệp đến thị trường.
Các phương tiện truyền thông nào.
Sau khi hiểu truyền thông là gì thì bước tiếp theo là tìm phương tiện truyền thông phù hợp. Có 2 phương tiện truyền thông là gián tiếp và trực tiếp. Truyền thông trực tiếp là truyền thông giữa người bán hàng với khách hàng, truyền thông qua mẫu mã, bao bì sản phẩm. Trong khi đó, truyền thông gián tiếp là truyền thông qua các phương tiện thông tin như sách, báo, quảng cáo, fanpage… Tùy thuộc vào sản phẩm và hành vi khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn phương tiện cho phù hợp.
Xem thêm: Dịch Vụ Tăng Like Fanpage Facebook
Mục tiêu của truyền thông
Có 2 mục tiêu truyền thông phổ biến trong doanh nghiệp là hình thành duy trì nhu cầu của khách hàng và rút ngắn chu kì bán hàng.
Hình thành duy trì nhu cầu khách hàng
Mục tiêu của truyền thông này là giúp định vị trong tâm trí khách hàng về thương hiệu sản phẩm. Doanh nghiệp cần xác định rõ thông điệp của mình và truyền tải chính xác thông điệp đó đến khách hàng. Để khi có nhu cầu phát sinh, khách hàng sẽ tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh độc đáo của mình. Doanh nghiệp muốn khách hàng nhớ đến điều gì khi nhắc đến mình?
Ví dụ như hãng máu lọc nước Kangaroo liên tục truyền tải thông điệp là “máy lọc nước tốt nhất Việt Nam”. Mặc dù trên thực tế chưa chắc đã là như vậy Tuy nhiên, do khách hàng tiếp xúc với nó quá nhiều nên đã xem nó là sự thật. Vậy là truyền thông đã thành công khi truyền tải thông điệp mong muốn đến khách hàng.
Rút ngắn chu kì bán hàng
Mỗi khách hàng khi mua hàng đều cần trải qua quá trình đánh giá ra quyết định giống nhau là:
Nhiệm vụ của truyền thông này là xác định, thu hút và thúc đẩy phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhiệm vụ là thúc đẩy nhanh hành vi mua hàng, gia tăng doanh số. Ví dụ như đối với các sản phẩm công nghệ, truyền thông cần giúp khách hàng nhận diện và cách sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp đưa ra các chương trình quảng cáo, khuyến mại để thúc đẩy sale.
Xem thêm: Mua Bán Fanpage Facebook
Các bước xây dựng chiến lược truyền thông
Sau khi đã hiểu truyền thông là gì thì bước tiếp theo là cách xây dựng chiến lược truyền thông. Sau đây là vài bước cơ bản mà bạn cần tìm hiểu trước
Xác định đối tượng mục tiêu
Bạn cần xác định rõ khách hàng mục tiêu và khách hàng hiện hữu của mình. Bạn nên phân biệt rõ nhóm khách hàng qua sở thích, độ tuổi, nhân khẩu học… Chỉ khi xác định rõ đối tượng khách hàng thì mới tạo được thông điệp một cách chính xác. Nếu bạn không thực sự làm tốt bước này thì bạn chưa thực sự hiểu rõ truyền thông là gì.
Ví dụ như Peppsi muốn hướng đến đối tượng khách hàng trẻ với các thông điệp xoay quanh chủ đề “Happiness”.
Xác định mục tiêu
Bạn cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch truyền thông của mình. Nếu như sản phẩm còn mới với thị trường thì bạn cần truyền thông để tăng nhận thức thương hiệu. Còn khi sản phẩm đã được khách hàng tin tưởng thì truyền thông thúc đẩy sale, doanh thu. Cái này tùy thuộc vào ngân sách và chiến lược của doanh nghiệp.
Thực hiện chiến lược
Đây là bước bạn cần xác định rõ thông điệp truyền thông của mình. Sau đó, truyền tải thông điệp đó đến thị trường mục tiêu qua các phương tiện khác nhau. Bạn cần chọn các kênh truyền thông khác nhau như báo, đài, Kols…
Đo lường và điều chỉnh
Sau khi thực hiện chiến lược thì sẽ thu được một số kết quả nhất định. Lúc này, doanh nghiệp cần đánh giá kết quả thu được dựa vào mục tiêu ban đầu của mình. Sau đó, cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra. Đây là quá trình diễn ra liên tục để tối ưu hóa chiến dịch.
Một vài sai lầm thường gặp trong truyền thông
Một số người chưa thực sự hiểu rõ truyền thông là gì nên đã đánh đồng nó với PR. Thực ra, PR và truyền thông là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Hiểu một cách đơn giản thi:
“PR – quan hệ công chúng bao gồm các từ như “nỗ lực”, “lâu dài” và “kế hoạch”. Đó là bao gồm mục tiêu và tầm nhìn lâu dài, nỗi lực bền bỉ từng ngày với một kế hoạch dự định từ trước.
PR là việc tận dụng bên thứ 3 để làm truyền thông cho sản phẩm của mình. Giả sử như khi có một sản phẩm mới ra mắt, doanh nghiệp sử dụng các Kols uy tín để nhận xét tốt về thương hiệu của mình chẳng hạn. Sau khi tìm ra được nhân vật có ảnh hưởng cùng thông điệp muốn truyền tải, doanh nghiệp sẽ truyền thông nó trên các phương tiện khác nhau. Có thể nói rằng truyền thông chỉ là một công cụ của PR mà thôi.
Vậy là qua bài này của smvmedia, bạn đã trả lời được câu hỏi truyền thông là gì rồi phải không nào? Truyền thông thực sự có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệ. Chúc các bạn sẽ truyền thông thật hiệu quả nhé!
Ngoài ra, nếu bạn muốn truyền thông qua mạng xã hội hiệu quả thì có thể tham khảo thêm 6 bước để chạy quảng cáo facebook hiệu quả nhé!