Khi thực hiện một Campaign thì mình quan tâm nhiều nhất vào 2 yếu tố đó là: Sản Phẩm của Campaign đó là gì, giá nhập và giá bán ra của Sản Phẩm đó là bao nhiêu??? Tổng ngân sách và thời gian Campaign là bao nhiêu ??? Quan Trọng nhất vẫn là chi phí bỏ ra và lợi nhuận đem lại khi đã trừ hết các Chi Phí Ads, chốt Sale… Làm thế nào để chi phí bỏ ra thấp mà hiệu quả thu về cao thì thực sự là một bài toán khó. Trong Facebook Ads thì có một số yếu tố để xem xét hiệu quả quảng cáo ví dụ: giá thầu CPM, giá thầu CPC, chi phí cho 1 lượt bình luận, view, like…..Facebook chỉ tính phí mỗi khi quảng cáo của bạn được phân phối và có tương tác với bài viết.
Tiếp theo là tối ưu chiến dịch quảng cáo :
Tối ưu Quảng Cáo nôm na là nghiên cứu Sản Phẩm và Thị Trường xem đối tượng người tiêu dùng họ là ai, họ bao nhiêu tuổi, sở thích của họ như nào, hành vi của họ ra sao???Sau đó mình sẽ làm Content, hình ảnh theo Style của đối tượng đã nghiên cứu ( Đối tượng trẻ thì thích ngôn từ bay bổng còn đối tượng già hơn thì lại thích sự nghiêm chỉnh và chu đáo hơn chẳng hạn )
Nội dung thì nên đánh được vào Tâm Lý của đối tượng người dùng như nỗi Lo Sợ của họ mà Sản Phẩm của chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết được, tạo ra cảm giác của niềm Kiêu Hãnh, Tự Tin, Yên Tâm khi sử dụng Sản Phẩm. Ngoài ra nên có những chương trình Khuyến Mại và Cam Kết bạo dạn. Đây là cách mà giúp quảng cáo của bạn có thể cạnh tranh với những quảng cáo khác trên thị trường. Khi mà chiến dịch được tối ưu, ví dụ như một chiến dịch có ít nhất ba nhóm quảng cáo thì trong ba nhóm quảng cáo, bạn có thể tạo khoảng 5-6 hình ảnh quảng cáo và nội dung hấp dẫn để có thể thu hút được đối tượng.
Tiếp Đến Mình Sẽ Test Ad Set ( Test các Nhóm Quảng Cáo ) :
Test A/B để xác định xem quảng cáo nào của bạn đang hoạt động tốt nhất cho mục tiêu của mình. Ví dụ: bạn tạo 1 Campaign với đối tượng nhắm đến là Nam tuổi từ 18 >> 45 ở Hà Nội ( Full HD ) nhưng sau khi đã Test Quảng Cáo thì bạn có thể dựa vào lượt người tiếp cận, comment có khả năng chuyển đổi mua Sản Phẩm nhiều nhất và phân tích xem nhóm đối tượng này như nào gồm : độ tuổi, khu vực nếu đối tượng tập trung nhiều ở độ tuổi 18 đến 30 thôi, khu vực ở những tỉnh ABC tại Hà Nội thì chúng ta có thể thu hẹp lại nhóm đối tượng đế giảm chi phí quảng cáo. Để phân tích được những yếu tố trên bạn có thể vào phần trình quản lý quảng cáo ( Ads Manager ) là nơi bạn có thể quản lý quảng cáo trên Facebook của mình. Hãy tạo 3-6 quảng cáo trong mỗi chiến dịch để bạn có thể thử nghiệm các quảng cáo với nhau và hệ thống của Facebook có thể tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của những quảng cáo mạnh nhất của bạn. Nếu bạn có nhiều quảng cáo hơn trong chiến dịch của mình, bạn có thể thấy rằng một số quảng cáo có xu hướng nổi lên như những quảng cáo có hiệu quả hoạt động đứng đầu trong khi các quảng cáo khác có thể nhận được mức phân phối thấp hơn khi so sánh. Nếu điều này xảy ra trong chiến dịch của bạn, bạn có thể muốn xem xét việc tạm dừng những quảng cáo hoạt động không hiệu quả bằng những quảng cáo hiệu quả nhất.
⚠ ⚠ ⚠ Lưu ý : Nên quan tâm đến tổng ngân sách và thời gian Campaign để có 1 thời gian và ngân sách để Test phù hợp nhất. Bạn nên để ngân sách test Ads khoảng 10% tổng ngân sách còn về thời gian Test thì tùy vào Tổng thời gian Campaign và Sản Phẩm là gì để Quảng Cáo hiệu quả nhất. Chi phí quảng cáo trên Facebook phụ thuộc vào nhóm người dùng bạn muốn quảng cáo của bạn được phân phối tới họ. Khi quảng cáo không thu hút được tương tác, độ ưu tiên của quảng cáo sẽ giảm khiến cho giá thầu tăng lên. Do vậy, nếu muốn tăng độ tương tác cho quảng cáo, ngoài việc các quảng cáo phải được tạo theo cách tối ưu (đã đề cập ở trên), cần phải chú ý đến chất lượng người xem quảng cáo. Thông thường, các tiêu chí như tuổi, giới tính, địa điểm, hay trình độ học vấn luôn được các nhà quảng cáo chọn đầu tiên, tuy nhiên nếu chỉ nhắm đến một mục tiêu đối tượng chung chung như vậy, bạn sẽ lãng phí tiền khi mà phạm vi đối tượng quá rộng với một ngân sách không cho phép. Do vậy, thu nhỏ phạm vi đối tượng cho 1 ngân sách hợp lí là vô cùng quan trọng khi quảng cáo trên Facebook. Project Media thường sử dụng CPM (cost per 1,000 impresstion) vì sau khi thấy có những hiển thị hay tương tác nhất định, ta có thể thay đổi giá thầu này nhỏ hơn và theo dõi phân phối quảng cáo. Nếu sự thay đổi này không ảnh hưởng đến phân phối, ta có thể tiếp tục giảm giá thầu cho đến mức hài lòng nhất có thể.
Chúc các bạn thành công!