Một vấn đề đang khiến nhiều CEO nhức nhối đó là khi đơn vị doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động marketing, cần tới content nhưng đắn đo chưa biết nên tuyển nhân viên về làm, thuê freelance hay là outsorce cho các dịch vụ content bên ngoài. Bài viết này Project Media sẽ nói rõ ưu nhược điểm của từng đối tượng để các bạn có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Mục lục
1. THUÊ NHÂN VIÊN
a. Ưu điểm
Hiểu sản phẩm: bởi nhân viên này thường xuyên tiếp xúc với sản phẩm, với những khách hàng, cũng như các hoạt động marketing, họ đã trở thành 1 phân khúc trong chuỗi marketing khép kín của mỗi doanh nghiệp.
Hiểu ý người lãnh đạo: làm việc tại cùng một văn phòng nên ý kiến của người quản lý cũng dễ dàng được truyền đạt và nắm bắt, ý tưởng được triển khai nhanh chóng hơn.
b. Nhược điểm
Chi phí cao: ngoài lương cứng, khi thuê một nhân viên bạn còn phải chi trả đủ các phụ phí khác như ăn uống, gửi xe, điện nước, chỗ ngồi….
Mất thời gian tranning và thậm chí không có quy trình tranning đúng nếu doanh nghiệp không có sẵn người có kinh nghiệm về content.
Hạn chế về sáng tạo: làm việc tại 1 môi trường cố định của doanh nghiệp, nhìn mãi về 1 sản phẩm lâu dần sẽ làm hạn chế sự sáng tạo cũng như tâm huyết của họ.
Khó tuyển người: để tìm ra được một nhân viên ngoài năng lực, mà còn phải yêu thích sản phẩm, phù hợp với môi trường là điều không dễ dàng gì!
THÍCH HỢP VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP
+ Có sản phẩm mang tính đặc thù, phải tiếp xúc nhiều
+ Chi phí đầu tư cho content lớn
+ Không yêu cầu nhiều về sự sáng tạo
+ Có phòng marketing
2. THUÊ FREELANCE
a. Ưu điểm
Chi phí : rẻ, vì không tốn nhiều chi phí văn phòng, lương thưởng, ngoài ra còn có thể áp đặt giá cả theo ngân sách.
Đảm bảo sự sáng tạo: một freelance có thể tự do làm việc ở bất kỳ đâu, miễn hoàn thành bài viết theo KPI.
Dễ tuyển: freelance làm content bây giờ rất nhiều, bạn chỉ cần lựa chọn xem ai là người phù hợp thôi.
b. Nhược điểm
Không có cam kết hay hợp đồng nên dễ bị lỡ bài.
Trễ deadline: vấn đề này không phải tất cả, nhưng freelance theo đúng nghĩa “công việc tự do” nên vấn đề deadline cũng thất thường như cảm hứng của họ. Nếu bạn muốn đảm bảo phải làm việc với họ vài ba lần, thấy ổn mới làm tiếp được.
Không am hiểu sản phẩm: đa phần họ chỉ làm việc theo KPI qua vài bức ảnh & yêu cầu nên hoàn toàn không có sự trải nghiệm lẫn sự hiểu biết nào về sản phẩm.
Không có sự cam kết về chất lượng: các freelance chỉ biết viết theo yêu cầu, trả tiền, trả bài xong thì hoàn toàn không có sự ràng buộc nữa nên khi yêu cầu họ chỉnh sửa hay hỗ trợ có thể khó khăn hơn.
THÍCH HỢP VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
+ Sản phẩm không mang tính đặc thù quá
+ Chi phí cho content eo hẹp
+ Cần triển khai các dự án content ngắn hạn và không cam kết nhiều
+ đã có phòng marketing và chỉ cần thêm số ít content để triển khai dự án
3. OUTSORCE DỊCH VỤ CONTENT
a. Ưu điểm
Đảm bảo sự sáng tạo.
Tổ hợp chuyên nghiệp: thông thường khi bạn thuê freelance sẽ không chắc chắn được sự chuyên nghiệp, thuê nhân viên thường bắt họ vừa viết bài vừa chỉnh ảnh, còn với dịch vụ content thường có các team riêng ở các mảng copywriter, designer & creative đảm bảo các phân khúc công việc nên sẽ chuyên nghiệp hóa hơn.
Giá cả hợp lý: bạn không cần đầu tư quá nhiều như nhân viên, cũng không thấp như freelance. Các dịch vụ khi báo giá sẽ có các gói và doanh nghiệp chỉ cần chọn một mức chi phí hợp lý với ngân sách, thậm chí có thể thương lượng.
Có sự cam kết rõ ràng: thông thường sẽ có hợp đồng, cam kết về KPI, về hiệu quả, về deadline, về các hoạt động hỗ trợ nhau. Bên cạnh đó, hiện nay thuê dịch vụ còn dựa trên uy tín cá nhân của những người đứng đầu là chính.
b. Nhược điểm
Không hiểu sản phẩm: họ cũng chỉ là dịch vụ, hoàn toàn không có sự tiếp xúc hay trải nghiệm quá nhiều với sản phẩm. Nhưng lợi thế đáng nhắc tới là họ có thể trải nghiệm sản phẩm trong vai trò là KHÁCH HÀNG chứ không phải nhân viên.
Không hiểu ý nhau: đôi khi khách hàng có 1 suy nghĩ, những người làm content lại có 1 suy nghĩ, 2 cách thức triển khai rất dễ mâu thuẫn nhau dẫn đến sự căng thẳng. Bởi tư duy kinh doanh khác và tư duy marketing khác. Nên cả 2 bên đều cần có sự thấu hiểu, thông cảm, dễ chịu với nhau để có thể đưa ra những phương án thích hợp nhất.
Một người nhận dự án, một người làm: ví dụ manager/sales nhận dự án rồi sẽ giao cho team làm. Vì thế việc truyền đạt với 1 người rất tâm huyết, tới khi làm lại liên lạc với 1 người khác rất dễ khiến khách hàng hụt hẫng. Nhưng dịch vụ content lại cần có 1 lộ trình như thế.
THÍCH HỢP VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
+ Các sản phẩm hoặc không mang tính đặc thù, hoặc có thể trải nghiệm với vai trò khách hàng
+ Chi phí đầu tư cho content hợp lý và sẵn sàng chịu chi cho những ý tưởng
+ Triển khai những dự án dài hạn và có sự cam kết rõ ràng
+ Không có phòng marketing mà muốn out toàn bộ (kế hoạch, bài viết, hình ảnh, video)
Trên đây là bài phân tích ưu nhược điểm của 3 phương pháp mà các CEO rất đắn đo để đưa ra sự lựa chọn cho doanh nghiệp của mình, hi vọng rằng bài viết này của Project Media sẽ thực sự hữu ích với các bạn. Chúc các bạn thành công.