Site icon SMV Media Dịch Vụ Tăng Like Fanpage Facebook

6 công cụ hỗ trợ đắc lực người làm Digital Marketing

6 công cụ hỗ trợ đắc lực người làm Digital Marketing

Ngày nay việc kinh doanh online trở nên khá phổ biến với nhiều công cụ hỗ trợ đắc lực trong đó có digital marketing. Tuy nhiên digital marketing là gì và sử dụng chúng như thế nào để hiệu quả thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết này, Project Media xin đưa ra đưa ra định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu về   digital marketing cùng với đó là 6 công cụ đắc lực hỗ trợ cho người làm về digital marketing!

Có rất nhiều khái niệm định nghĩa về digital marketing nhưng chung quy và đơn giản nhất đó là hình thức sử dụng Internet, các thiết bị số vào trong quá trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng  và lan truyền thương hiệu của mình tới người tiêu dùng một cách rộng rãi nhất.

Những người làm digital marketing do tính chất công việc đa dạng sẽ phải tương tác với rất nhiều kênh và thực hiện nhiều tác vụ khác nhau từ planning, research, execution cho tới report. Họ cũng bị đòi hỏi phải có sự năng động để có thể nhanh chóng xử lý công việc mọi lúc mọi nơi.

Dưới đây là tổng hợp những công cụ cùng các ứng dụng dành riêng cho các Digital Marketers nhằm giúp công việc của bạn trở nên linh động, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Các công cụ này có thể là ứng dụng hay dịch vụ web, extension của trình duyệt, phần mềm hoặc những ứng dụng di động (Android hay iOS). Có một số công cụ thì hoàn toàn miễn phí (FREE), còn một số thì miễn phí nhưng sẽ giới hạn tính năng sử dụng trừ khi trả phí (FREEMIUM), một số thì phải trả phí thì mới có thể sử dụng (PREMIUM), còn lại thì phải trả phí nhưng có cho dùng thử (TRIAL)

Mục lục

1. Công cụ hỗ trợ phân tích thị trường / đối thủ

Việc phân tích đối thủ và nghiên cứu thị trường là một trong những công việc vô cùng quan trọng của người làm digital marketing dù cho bạn là bên client side hay agency site. Những công cụ trong phần này không chỉ giúp bạn phân tích đối thủ mà còn có thể dùng để phân tích các khách hàng tiềm năng giúp chuẩn bị tốt hơn trong quá trình gặp gỡ và liên hệ với khách hàng.

Công cụ xếp hạng và phân tích traffic của website

Đây là những công cụ cho phép người dùng có thể xem một website hiện đang có tình trạng traffic như thế nào, có bao nhiêu luợt truy cập và những traffic đó tới từ nguồn nào. Các công cụ này được sử dụng khi bạn muốn nghiên cứu về một đối thủ cạnh tranh. Lưu ý là không có bất cứ dịch vụ nào có thể cung cấp cho bạn những thông tin chính xác tuyệt đối về traffic của một website được vì vậy tất cả những thông tin này đều chỉ nên xem với tính chất tham khảo. Phía dưới là một số công cụ xếp hạng traffic của website:

Công cụ nghiên cứu quảng cáo Paid Search

Công cụ này cho bạn biết hiện nay một brand đang chạy quảng cáo cho những từ khóa nào trên các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing) cùng nội dung quảng cáo mà họ sử dụng, landing page là gì và hiệu quả của các quảng cáo và chiến dịch đó ra sao??? Tuy nhiên, hiện nay đa phần các công cụ này chỉ hỗ trợ các từ khóa cho thị trường lớn ở nước ngoài (Mỹ, Châu Âu) mà chưa có nhiều thông tin cho thị trường nhỏ như Việt Nam.

Công cụ nghiên cứu quảng cáo display

Những công cụ này cho phép bạn nắm rõ hiện nay một brand đang chạy quảng cáo trên các kênh quảng cáo display hay ad network nào, hình ảnh mà họ sử dụng cho quảng cáo là gì, quảng cáo xuất hiện trên những website nào, xuất hiện ở vị trí nào là hiệu quả, độ dài cho phép chạy quảng cáo của các chiến dịch đó là bao lâu???  Hiện tại Project Media được biết thì chỉ có một công cụ duy nhất dành riêng cho thị trường Việt Nam trong mảng này là iTracker (tuy nhiên khá lâu rồi không thấy update), còn lại thì thấy chưa có nhiều hỗ trợ:

Công cụ nghiên cứu quảng cáo trên Facebook

Những công cụ này cho bạn biết một brand đang chạy quảng cáo gì trên Facebook, đang sử dụng nội dung quảng cáo nào, thiết kế  như nào và engagement, metrics của các ads đó ra sao.

2.Công cụ hỗ trợ Social Marketing

Ngày nay mạng xã hội được xem là một trong những kênh quảng cáo và tương tác hiệu quả với khách hàng, tuy nhiên sự xuất hiện và phát triển của nhiều kiểu mạng xã hội khác nhau sẽ rất khó để có thể quản lý được tất cả các mạng xã hội về cả mặt nội dung lẫn quảng cáo, branding, PR. Các công cụ hỗ trợ trong phần này sẽ giúp người làm digital marketing có thể vận dụng mạng xã hội như một channel hiệu quả hơn.

Công cụ quản lý mạng xã hội

Các công cụ này còn được gọi là social management platform, giúp Digital Marketers quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội cùng  một lúc bằng cách cho phép lên lịch những nội dung cần đăng tải, giao tiếp với followers, và quản lý nội dung trên một giao diện rõ ràng trực quan hơn. Một số công cụ phổ biến như:

Công cụ theo dõi mạng xã hội

Những công cụ này cho phép các digital marketers có thể biết được thươ
ng hiệu của mình được nhắc tới ở đâu, bởi những ai trên các mạng xã hội, các diễn đàn, website, blogs…. Một số ít công cụ còn giúp theo dõi việc nhắc tới các thương hiệu trên những phương tiện offline như báo giấy. Các công cụ này còn hỗ trợ phân tích ngôn ngữ để đánh giá các lần được nhắc đến đó mang tính chất tích cực hay tiêu cực và cung cấp report sâu hơn về hành vi người dùng cho nhãn hàng. Hiện có rất nhiều công cụ theo dõi mạng xã hội khác nhau nhưng dưới đây là một số các công cụ hiện đang có mặt tại Việt Nam và có hỗ trợ ngôn ngữ Việt:

3.Công cụ đo lường, phân tích và A/B testing

Việc đo lường và phân tích traffic vào các website, nghiên cứu tương tác của khách hàng trên website, đánh giá hiệu quả mà các chiến dịch quảng cáo đem lại và dựa vào đó đưa ra những quyết định nhằm tối ưu hóa là công việc bắt buộc của người làm digital marketing. Để làm được điều này chúng ta cần có những công cụ đo lường và phân tích tốt nhất cũng như hỗ trợ việc A/B testing. Dưới đây là một số công cụ hôc trợ việc này:

Công cụ đo lường, phân tích

Google Analytics FREEMIUM
Google Analytics là công cụ đo lường và phân tích phổ biến nhất hiện nay. Nó được cập nhật thường xuyên, có nhiều tính năng  hoàn hảo và gần như có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về phân tích hàng ngày của bạn. Công cụ này sử dụng hoàn toàn miễn phí trừ khi website của bạn vượt 10 triệu sessions một tháng, khi đó bạn có thể nâng cấp lên gói Premium với giá 150,000 USD / năm.

Piwik FREE
Piwik là công cụ đo lường dễ sử dụng, có nhiều tính năng, mã nguồn mở và đang được nâng cấp thường xuyên. Điểm khác biệt của Piwik là đòi hỏi bạn phải có server, hosting và các kiến thức kỹ thuật nếu bạn muốn tự cài đặt công cụ này cho website chứ không phải là chỉ cài đặt 1 đoạn code như những công cụ khác. Tuy nhiên vấn đề này cũng không quá phức tạp hoặc bạn có thể sử dụng gói Cloud được cung cấp bởi Piwik để bỏ qua phần cài đặt. Và điểm cộng của công cụ này là toàn bộ data thu thập được là của bạn.

Clicky TRIAL
Điểm nổi bật của Clicky là công cụ này giúp cung cấp thông tin một cách real time, công cụ heatmap đi kèm hữu dụng, tính năng up time monitor giúp bạn biết khi nào website có vấn đề và đo lường traffic cho video là một trong số những tiện ích đi kèm.

KISSmetrics TRIAL
KISSmetrics cũng là một công cụ đo lường và phân tích nhưng không giống với Google Analytics. Nếu Google Analytics dựa trên sessions, pageviews thì công cụ này lại dựa trên events, tức là những tương tác người dùng thực hiện trên website và ai là người thực hiện. Sessions và pageviews không cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để có thể cải thiện hiệu quả và conversion rate. KISSmetrics phù hợp hơn với những website bán hàng và dịch vụ và thích hợp cho những marketers không mạnh nhiều về kỹ thuật nhờ vào giao diện dễ sử dụng và thân thiện.

Mixpanel TRIAL
Tương tự như KISSmetrics, Mixpanel cũng là một công cụ đo lường dựa trên events nhưng Mixpanel lại tập trung nhiều cho mobile và hướng nhiều về cho developers cùng các marketers biết nhiều về kỹ thuật để có thể tận dụng hết các tính năng của công cụ này như A/B testing, survey, push notification.

Appsflyer PREMIUM
Appsflyer là công cụ đo lường rất phổ biến dành cho các ứng dụng di động, giúp người sử dụng thấy thông tin về các lượt cài đặt, phân chia cho từng kênh, cũng như hành vi của người dùng bên trong apps.

Công cụ A/B testing

Công cụ này giúp người làm digital marketing dễ dàng tiến hành quy trình A/B testing nhằm cải thiện conversion rate của website bằng cách tiến hành các thử nghiệm về UI / UX. Dưới đây là những công cụ A/B testing rất tốt mà bạn có thể thử :

4.Công cụ hỗ trợ cải thiện website

Website là bộ mặt của doanh nghiệp, là cánh cổng đón khách, là portfolio, là gian hàng trưng bày sản phẩm, là dịch vụ của bạn, v.v… Để có một website hoàn hảo thì không chỉ phải có thiết kế đẹp, nội dung hấp dẫn mà còn phải ổn định và có thể cung cấp cho người dùng những trải nghiệm thoải mái. Những công cụ sau đây có thể giúp người làm digital marketing tìm được những điểm cần cải thiện trên website để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Webpagetest.org FREE
Webpagetest.org giúp analyze website mà bạn muốn và ghi nhận lại tốc độ load của từng file qua đó bạn có thể biết được đâu là nhũng yếu tố nào đang kéo tốc độ load website của bạn chậm lại và bạn sẽ có một báo cáo đầy đủ tất cả các thông tin này. Báo cáo cũng có kèm theo những gì bạn có thể điều chỉnh để cải thiện tốc độ website.

Google Pagespeed Insights FREE
Đây là công cụ web của Google giúp người dùng đo đạc và đánh giá tốc độ load của 1 trang web với thang điểm từ 0 – 100 (càng cao – càng nhanh) dựa trên một số tiêu chí. Sau khi phân tích công cụ này sẽ đưa ra một số góp ý về cách cải thiện tốc độ web bằng cách tối ưu các tiêu chí được dùng để đánh giá. Google Pagespeed Insight không chỉ phân tích website trên phiên bản desktop mà còn cả phiên bản điện thoại. Ở phiên bản điện thoại công cụ này sẽ đưa ra thêm nhận xét về những trải nghiệm người dùng dựa trên các tiêu chí như kích cỡ chữ,  thiết kế, kích cỡ nút bấm, vị trí giữa các nút bấm, cách sắp xếp các nội dung, v.v…

Google Mobile Friendly FREE
Đ
ây cũng là một công cụ web của Google giúp người dùng biết được rằng 1 website có tương thích với các thiết bị mobile hay không. Trang này cũng bao gồm một số thông tin và các hướng dẫn của Google về cách làm sao để trang web di động trở nên thân thiện hơn với những bộ máy tìm kiếm. Các hướng dẫn này rất chi tiết và bao gồm phần lớn các CMS phổ biến cho thấy Google đã đặt nặng tầm quan trọng của việc tăng trải nghiệm người dùng web trên các thiết bị di động như thế nào.

Structured Data Testing Tool FREE
Markup là một phần của quy trình tối ưu hóa website giúp các bộ máy tìm kiếm xác định và phân loại được các thông tin trên website của bạn một cách rõ ràng nhờ đó index nội dung website của bạn hiệu quả hơn. Nếu markup đúng cách thì bộ máy tìm kiếm sẽ cho hiển thị thêm thông tin cho website của bạn khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Công cụ này cho phép kiểm tra xem website của bạn đã gắn các markup nào và nếu sai sót thì sẽ thông báo là bị lỗi gì để bạn chỉnh sửa.

Validator FREE
Validator giúp bạn kiểm tra một website và tìm ra tất cả các lỗi về HTML/CSS, Javascript sau đó sẽ ra một báo cáo cho bạn kèm theo những gợi ý về việc giải quyết các lỗi đó. Việc điều chỉnh và sửa các lỗi này sẽ giúp code website của bạn chuẩn hơn và tốt hơn cho các bộ máy tìm kiếm trong quá trình crawl và index.

Mobiletest.me FREEMIUM
Công cụ này giúp bạn kiểm tra và xem thử một website sẽ hiển thị như thế nào trên các thiết bị di động khác nhau một cách nhanh chóng. Miễn phí thì bạn có thể xem thử trên một số thiết bị có sẵn. Nếu trả phí thì bạn có thể xem được trên rất nhiều các thiết bị khác nhau với những chế độ khác nhau.

Google Tag Manager FREE
Một website sẽ phải gắn rất nhiều loại tag và code khác nhau phục vụ cho nhiều tác vụ khác nhau như tracking, phân tích, quảng cáo…đôi khi có thể cùng một lúc gắn hàng chục tag và code như vậy. Việc gắn quá nhiều tag và code mà không quản lý có thể khiến website bị chậm, giảm tốc độ load, ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng thậm chí còn ảnh hưởng tới việc bảo mật và thông tin. Google Tag Manager là công cụ được Google phát triển để có thể quản lý tất cả các tag và code cho website trên một giao diện duy nhất giúp cải thiện sự ổn định, tốc độ load và trải nghiệm nơi người dùng.

W3Techs.com FREE

W3Techs.com cho phép kiểm tra mặt kỹ thuật của webiste để biết website đang sử dụng hosting nào, thông số kỹ thuật của server, framework là gì, CMS đang sử dụng, các plugin và code đang hiện diện trên website.

5.Công cụ hỗ trợ công việc hằng ngày

Pablo – Buffer FREE
Pablo cho phép người dùng tự tạo những hình ảnh đẹp và hấp dẫn với nội dung text tự chọn không kém gì designer trong thời gian chưa tới một phút.

Uplevo FREEMIUM

Uplevo là công cụ cho phép bạn nhanh chóng và dễ dàng tạo các banners để đăng Facebook mà không cần biết Photoshop. Tính năng của Uplevo nhiều và đa dạng hơn với nhiều mẫu template và hình ảnh cho người dùng lựa chọn … Thú vị hơn Uplevo là sản phẩm được thực hiện bởi một team người Việt, nếu bạn thích sản phẩm cây nhà lá vườn thì nên thử qua Uplevo.

Bitly FREE
Bitly là một link shortener, có thể rút gọn những đường link dài trở nên ngắn gọn dễ dàng chia sẽ trên các mạng xã hội, cho mục đích branding hay sử dụng trong những hình thức quảng cáo bị giới hạn về độ dài như SMS, OTT. Công cụ này không chỉ có tính năng rút gọn links mà còn có thể tracking số lượng clicks.

URL Builder FREE
Đây là công cụ giúp bạn nhanh chóng tạo ra các tracking code cho đường link của mình. Thường được dùng khi bạn phải tạo tracking code để đo đạc traffic của các đường links thông qua Google Analytics khi chạy quảng cáo trên các kênh.

Ghostery FREE
Ghostery là một extension của browser cho phép người dùng thấy trên website mình đang truy cập có bao nhiêu tracking code đang được cài đặt, tracking code đó là gì. Ngoài ra người dùng còn có thể tùy chỉnh cho phép tracking code nào được quyền thu thập thông tin, hay không.

Web Archive FREE
Công cụ này cho phép bạn xem lại lịch sử tồn tại của bất kỳ website nào dù hiện nay website đó không còn tồn tại đi nữa. Rất hữu ích nếu bạn muốn xem tiền sử của một domain hay website trước khi quyết định mua lại nó hoặc để đào bới những thông tin mà vốn không thể tìm thấy một cách thông thường nữa.

Codeacademy FREE
Codeacademy là dịch vụ cho phép người dùng tự học các ngôn ngữ lập trình như HTML/CSS, Javascript, jQuery, PHP, Python, Ruby hoàn toàn miễn phí với giao diện trực quan, lý thuyết và thực hành đi đôi. Nội dung bài học được thiết kế đơn giản đi từng bước từ cơ bản tới phức tạp để giúp bạn có thể tự học được. Codeacademy sẽ tự động lưu lại quá trình học và hoàn thành của bạn vậy nên bạn có thể học hay tạm dừng bất cứ lúc nào khi cần thiết . Codeacademy cũng có các khóa học về cách tạo website thường, website tương tác, Command Line cũng như các khóa học về API của các bên thứ 3 và đương nhiên cũng hoàn toàn miễn phí.

NerdyData FREEMIUM
NerdyData Code Search như tên gọi của nó đó là một bộ máy tìm kiếm dành cho code, thay vì index và cho phép người dùng tìm nội dung của trang web thì NerdyData lại index phần code của trang cho phép người dùng search xem một đoạn code nào đó có tồn tại trên các website nào. Công cụ này khá hữu ích trong nhiều trường hợp chủ yếu là nghiên cứu, research và analytics:
– Bạn muốn tìm ra những website có chung chủ sở hữu hoặc thuộc cùng một hệ thống nào đó.
– Bạn là chủ một hệ thống affiliate, bạn muốn biết những website nào đang có đăng tải banner của bạn.
– Bạn đang muốn tìm hiểu những website nào đang sử dụng công nghệ ads nào, công cụ tracking nào, sử dụng CMS nào, etc.
– Bạn làm SEO và muốn biết những website nào có chứa link tới website của bạn.
… và rất nhiều ứng dụng thú
vị khác.

6.Ứng dụng trên di động

Là một digital marketer chúng ta cần tiếp cận với các thông tin nhanh chóng và phải có khả năng phản ứng nhanh cho công việc. Dưới sự phát triển không ngừng của smartphone, ngày nay gần như ai cũng đang mang trên mình một chiếc máy tính thu nhỏ mang tên điện thoại di động. Các ứng dụng di động dưới đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn giải quyết nhiều việc mà không cần máy tính:

Google Analytics (Android) FREE / Google Analytics (iOS) FREE
Google Analytics phiên bản di động giúp bạn xem thông tin và tình hình về traffic trên website bất cứ khi nào bạn muốn . Ứng dụng sẽ chỉ tổng hợp và hiển thị các thông tin cơ bản chứ không có filter dimension giúp bạn xem chi tiết hơn. Tuy nhiên các thông tin cơ bản là tương đối đầy đủ nếu bạn chỉ muốn kiểm tra nhanh hơn, ngoài ra giao diện của ứng dụng này chưa thật sự tốt lắm.

gAnalytics (Android) FREE hay Quicklytics (iOS) FREE
Nếu bạn không thích giao diện của ứng dụng Google Analytics bởi Google thì gAnalytics (Android) hoặc Quicklytics (iOS) là lựa chọn khác cho bạn.

Facebook Pages Manager (Android) FREE / Facebook Pages Manager (iOS) FREE
Với Facebook Pages Manager bạn có thể quản lý tất cả các fan pages của mình ngay trên điện thoại. Bạn có thể post nội dung hoặc hình ảnh, trả lời tin nhắn, xem các báo cáo người dùng và nhận thông báo về các hoạt động mới diễn ra trên fan pages.

Adwords (Android) FREE
Adwords cho phép bạn dễ dàng quản lý các chiến dịch quảng cáo Adwords bằng cách xem các thông số, điều chỉnh mức giá bid, bật tắt các chiến dịch hay nghiên cứu từ khóa ngay trên điện thoại của mình. Nếu bạn đang quản lý các chiến dịch Adwords với budget lớn và cần theo dõi thường xuyên thì đây chính là ứng dụng dành cho bạn.

Hootsuite (Android) FREEMIUM / Hootsuite (iOS) FREEMIUM
Giống như phiên bản web của nó, với Hootsuite bạn có thể quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau, đăng tải các nội dung hoặc lên lịch để chúng được đăng lên tự động. Tương tự các công cụ Buffer và Sproutsocial cũng có phiên bản ứng dụng mobile.

Project Media hi vọng rằng với 6 công cụ được nêu trong bài viết này sẽ giúp cho các bạn digital marketers có thể làm tốt hơn những công việc hằng ngày của mình.

Exit mobile version